Categories
Truyen Ngan

Puzzle


Warning: Zend OPcache API is restricted by "restrict_api" configuration directive in /srv/users/serverpilot/apps/doctruyenaudio/public/wp-content/plugins/tubepress/vendor/tedivm/stash/src/Stash/Driver/FileSystem.php on line 253

YouTube responded with an error: The request cannot be completed because you have exceeded your <a href="/youtube/v3/getting-started#quota">quota</a>.

Mời nghe truyện “Puzzle” trong tập truyện ngắn Vườn Măng Cụt của Nhà Văn nữ Trần Mộng Tú.
http://www.mediafire.com/?ywwjgxrizdm

Lời giới thiệu của Trần Doãn Nho:
Trong truyện “Puzzle”, Trần Mộng Tú mô tả một người đàn bà với hầu như toàn là khuyết điểm: xấu, cục mịch, quê mùa, bắt cặp hết người đàn ông này đến người khác, nên con đông mà là con năm cha bảy mệ. Có lẽ vì thế mà nhân vật được gọi là “mụ”. “Số mụ long đong nên chồng sống, chồng chết đều có cả. Ba chục năm trước, mụ mới bốn mươi, sức khỏe tốt, nhanh nhẹn, tháo vát, có chút nhan sắc. Giải phóng về, mụ cũng chạy đôn chạy đáo, làm đủ mọi việc kể cả việc thỉnh thoảng phải bán thân để nuôi được đàn con bẩy đứa.”. Mụ không từ nan bất cứ “nghề” gì. Mụ như “một con kiến thợ tha bất cứ cái gì về tổ cho sự sống còn của cả nhà.” Nghe người ta đi H.O, mụ “lại chạy đôn chạy đáo vừa mua bằng tiền vừa dụ bằng xác một ông đi tù về còn độc thân, tưởng là bắt được rồi, nhưng thấy gánh con của mụ đông quá, ông ta sợ nhỡ sang Mỹ rồi mụ không buông ông ta ra thì chết toi, chả dại. Thế là mụ lại hụt. May cho mụ, khi diện các con lai được đi thì mụ đã có ngay trong nhà một đứa để làm vốn rồi. Cái quá khứ nhăng nhít của mụ trước kia, hóa ra được việc. Chẳng ai biết đứa trẻ đó là con mụ giấu giếm ở đâu hay mụ mới đi mua về.

Tác giả ví cuộc đời của nhân vật “mụ” này như những mảnh trong trò chơi “puzzle”, mảnh này mảnh kia lung tung y như chẳng dính dáng gì đến nhau. Nhưng: “Tôi ráp nhưng mẩu chuyện đó vào nhau, như ghép hình puzzle, nhìn theo cái lưng vẹo của bà khuất sau cánh cửa, tôi ráp được một tấm hình: “Người Mẹ”.

Hình ảnh một người mẹ như thế có gì trái cựa không? Quả là trái cựa. Tác giả rõ ràng đã dựng nên một bà mẹ khác với hình ảnh (và cả khái niệm) quen thuộc của chúng ta về người mẹ: mẹ hiền. Sao lại Mẹ/Hiền? Vì “Mẹ già như chuối bà hương/Như xôi nếp một như đường mía lau” trong ca dao hay “Mẹ là giòng suối ngọt ngào, là nải chuối buồng cau…” trong bài hát nổi tiếng của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Có nghĩa là mẹ thì phải chính chuyên, thờ chồng nuôi con, mẹ thì phải hiền thục, thì phải tần tảo, thì phải chịu đựng. Người mẹ của “Puzzle” thì cũng là mẹ đó mà đồng thời lại mang nhiều nét rất “phản-mẹ”. Phản mẹ mà lại rất mẹ! Mẹ chẳng “hiền” tí nào, nhưng ai dám bảo đó không là “người mẹ”?