Categories
Truyen Ngan

Botchan Cuoc Noi Loan Ngoan Muc – Natsume Soseki


Warning: Zend OPcache API is restricted by "restrict_api" configuration directive in /srv/users/serverpilot/apps/doctruyenaudio/public/wp-content/plugins/tubepress/vendor/tedivm/stash/src/Stash/Driver/FileSystem.php on line 253

Warning: Zend OPcache API is restricted by "restrict_api" configuration directive in /srv/users/serverpilot/apps/doctruyenaudio/public/wp-content/plugins/tubepress/vendor/tedivm/stash/src/Stash/Driver/FileSystem.php on line 253

“Botchan Cuộc Nổi Loạn Ngoạn Mục – Natsume Soseki” in forum “Nghe Truyện Online”.

———————————————————————-
Cuộc Nổi Loạn Ngoạn Mục
Nguyên Tác: Botchan (坊っちゃん)
Tac giả (Colombia): Natsume Soseki
Dịch giả: Hồng Ngọc, Thanh Dung
Người đọc: Xuân Khoa, Ái Hoà
Mời nghe thêm một tác phẩm văn hoc Nhật Bản dài và vui nữa.

Tiểu thuyết “Botchan” của nhà văn Nhật nổi tiếng Natsume Soseki là tác phẩm được độc giả xứ sở hoa anh đào say mê. Cuốn sách cũng được đọc nhiều nhất trong số các tác phẩm dòng văn học Nhật hiện đại.

-Giới thiệu tac phẩm Wikipedia-
Cũng như các tác phẩm Bắt trẻ đồng xanh (The Catcher in the Rye) hay Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn (The Adventures of Huckleberry Finn). “Botchan” là câu chuyện hài hước về cuộc nổi loạn của một giáo viên trẻ chống lại hệ thống nội quy lạc hậu, bất công cũng như thói khoa trương sáo rỗng của những người đứng đầu một trường trung học vùng nông thôn. Chuyện xảy ra ở miền Nam nước Nhật, nơi tác giả từng dạy tiếng Anh tại một trường nam sinh trong vài năm. Nhân vật chính Botchan đến từ một thành phố lớn, vốn là một thanh niên thẳng thắn, nóng tính, anh không hòa hợp được với những người lớn hơn cũng như đám học trò ngỗ nghịch của mình. Sống trong một thế giới đầy bảo thủ với những khuôn phép định sẵn, hình thức cùng sự phân biệt trật tự, thứ hạng cứng nhắc đã dẫn đến kết quả tất yếu là những cuộc xung đột lớn, nhỏ không ngừng diễn ra.

Phần lớn câu chuyện xảy ra vào mùa hè, trong tiếng ve râm ran và những yếu tố, hình ảnh khác giúp Botchan trở thành một quyển sách thú vị dành cho mùa hè: nhẹ nhàng, vui nhộn và luôn chuyển biến, lôi cuốn. Sự giản dị, mộc mạc cũnglà một điểm hấp dẫn không thể phủ nhận của Botchan. Và ngay cả đối với những người chưa một lần đặt chân đến hòn đảo ngập tràn ánh nắng từng được tác giả chọn làm không gian chính trong câu chuyện cũng có thể tìm thấy ở tác phẩm sự thu hút mãnh liệt.

Điểm nổi bật của “Botchan” còn là sự giản dị, mộc mạc, tạo nên sự hấp dẫn không thể phủ nhận được. Với những ai chưa một lần đặt chân đến hòn đảo ngập tràn ánh nắng ấy, nơi được chọn làm không gian chính trong câu chuyện, sẽ tìm thấy nhiều điều mới lạ.

Tác phẩm bất hủ Botchan được độc giả Nhật Bản thuộc mọi lứa tuổi yêu thích, đúng như Donald Keene đã nhận xét: “Đây là một quyển tiểu thuyết thuộc dòng văn học Nhật Bản hiện đại được đọc nhiều nhất”.

Tác giả Natsume Soseki (1867 – 1916) sinh tại Tokyo và là một trong những nhà văn lớn được yêu thích nhất của văn học Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành văn chương Anh Đại học Hoàng Gia Tokyo, ông đến dạy tại một trường trung học ở miền Nam đảo Shikoku và Kyushu. Năm 1900, ông được đi tu nghiệp tại Anh và 3 năm sau trở thành giảng viên người Nhật đầu tiên của khoa Văn chương Anh thuộc Đại học Hoàng Gia Tokyo.

Bốn năm sau, bằng tài năng và nền tảng lý luận vững chắc, ông đã viết nên những tác phẩm xuất sắc, đưa tên tuổi mình vào hàng trụ cột của văn học hiện đại Nhật như: Tôi là con mèo, Cậu ấm, Thế giới ba chiều. Từ năm 1907 ông đã dành toàn bộ thời gian và tâm huyết cho sáng tác.

Từ những tiểu thuyết đầu tay mang tính trào phúng nhẹ nhàng, châm biếm dí dỏm, phong cách viết của ông dần thay đổi theo hướng sâu sắc, tinh tế hơn khi khai thác chủ đề về sự cô đơn, lạc lõng của con người hay những hệ quả tâm lý – xã hội trước cuộc sống đầy biến động. Các tác phẩm kiệt xuất: Chàng trai Sanshiro (Sanshiro), Từ đó (And then), Cánh cổng (The Gate), Người đi đường (The wayfarer) và Trái tim (Kokoro).

Tất cả 11 tap

01: http://www.mediafire.com/?82alatsxl9l1e36
02: http://www.mediafire.com/?ukwhwrnr5s8frc5
03: http://www.mediafire.com/?u0mhlgubf93nwix
04: http://www.mediafire.com/?k8q0gh4b23l72nh
05: http://www.mediafire.com/?hq94av2zv4472q9
06: http://www.mediafire.com/?urubnqx5vggda51
07: http://www.mediafire.com/?8xpyv7fugymnps2
08: http://www.mediafire.com/?19hzfzes0xp1eb4
09: http://www.mediafire.com/?gc7u5uegbv0cni1
10: http://www.mediafire.com/?iznln7pd3sqbo42
11ket: http://www.mediafire.com/?ch9o70coylxhupa

———————————————————————-